DL4VN.ORG
Diễn đàn chuyển đến http://dl4vn.org/forum
Mong bạn ghé thăm
DL4VN.ORG
Diễn đàn chuyển đến http://dl4vn.org/forum
Mong bạn ghé thăm
DL4VN.ORG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DL4VN.ORG

DL4VN.ORG
 
Trang ChínhCHATBOXGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Chuyển trang web
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Emptyby Admin Sat Sep 22, 2012 11:09 pm

» Thủ Thuật Tin Học
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Emptyby nguyenvantay Wed Sep 21, 2011 6:11 pm

» 12a1 05-08
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Emptyby tohoai90 Fri Jun 10, 2011 8:59 am

» [b]tuổi 19 >>>>>?[/b]
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Emptyby ngockake_152 Wed May 04, 2011 9:26 pm

» TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Emptyby ngockake_152 Wed May 04, 2011 8:40 pm

Gallery
5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Empty

Share | 
 

 5 - VĂN HỌC: ( Literature )

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
ADMINISTRATOR
ADMINISTRATOR
Admin

Tổng số bài gửi : 125
EXP : 385
DANH VỌNG : 1
Join date : 19/12/2010
Age : 34
Đến từ : trù sÆ¡n

5 - VĂN HỌC: ( Literature ) Empty
Bài gửiTiêu đề: 5 - VĂN HỌC: ( Literature )   5 - VĂN HỌC: ( Literature ) EmptySun Jan 02, 2011 3:59 pm


Không phải là nghệ thuật thứ bảy, mục văn học được đặt ở đây nhằm mục đích nói lên tính chất tổng hợp , đa dạng , phong phú nhất của một loại hình nghệ thuật đặc biệt , cũng là bộ môn nghiên cứu của khoa Ngữ văn .

Thực ra , văn học có thể xếp ở vị trí ra đời sau “ múa “ , trước “ kịch “ , khi con người đã tạo cho mình một ngôn ngữ khá ổn định và tinh vi .

7.1 - Khái niệm chung :
Văn có hai cách :

- Văn chương : văn nghệ thuật
- Văn học : là khoa học nghiên cứu văn chương
( Tùy theo từng chỗ từng lúc mà dùng văn học hoặc văn chương cho thích hợp )

Trong thực tế người ta quen dùng văn học như văn chương , chưa phân biệt rõ .

Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ , ai cũng sáng tạo và sử dụng suốt cuộc đời . Hai thứ văn sinh hoạt giao tiếp và văn nghệ thuật pha trộn xen kẽ trong sự tồn tại của con người

Văn có mặt trong mọi loại hình nghệ thuật bằng lời văn trực tiếp ( lời ca / ca từ , lời thoại) hoặc chất văn ngầm ( trong pho tượng , bức tranh , điệu múa…) .

Một tác phẩm văn chương cũng chứa đựng mọi khả năng thể hiện của các nghệ thuật khác .

Trước hết , văn là nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc . Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu gián tiếp tái hiện và biểu hiện con người và cuộc sống . Khi đọc / nghe lời văn , người ta phải tự mình tái hiện , tưởng tượng cái nội dung của nó .

7.2 -Phân loại :
- Thơ ( thơ trữ tình , thơ sử thi)
- Văn xuôi ( truyện , kí , nghị luận )
- Kịch ( kịch thơ, kịch hát , kịch nói )

7.3 - Quan niệm văn học của phương Đông :
Văn học bao gồm 5 phạm trù :Văn - Đạo - Tâm - Chí - Mĩ .

Chúng ta hãy xét từng phạm trù .

ĐẠO :
Khái niệm triết học cổ phương Đông , do Lão Tử nêu lên . Đạo là nguyên lí tối cao bao quát thế giới , đạo không sinh không diệt, không tăng không giảm , khó nắm bắt .

Đạo gồm 2 thể : Vô và Hữu

Con người chỉ việc sống theo tự nhiên

Khổng Tử giảng : Đạo là lẽ trời , qui định quan hệ xã hội ( quan niệm hẹp hơn Lão Tử ) . Đạo gồm 5 chữ : Nhân , nghĩa, lễ , trí , tín

Đạo được coi trọng hàng đầu trong văn chương phương Đông và Việt Nam :

“ Văn dĩ tải đạo “ ( văn thì chở đạo - chở : hơi thụ động ! )

“ Văn dĩ minh đạo “ ( văn làm sáng đạo )

Lại có quan niệm đối lập : “ Tác văn hại đạo “

Sâu xa , biện chứng hơn , nhưng coi nhẹ tính độc lập của văn là câu :

“ Đạo là gốc , văn là cành lá “

“ Văn dĩ quán đạo “ , “ Văn dĩ hoàng đạo “ (Tô Đông Pha )

Lê Quí Đôn nhận xét độc đáo : “ Văn trời , văn đất , văn người “ , tức là văn rộng hơn ngôn ngữ con người ( Thiên Địa Nhân Văn )

Đồ Chiểu : “ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

đâm mấy thằng gian bút chẳng tà “

Vậy Đạo là qui luật khách quan bao gồm cả qui luật chủ quan , do cái Tâm giữ vai trò điều phối , sao cho hài hòa tam tài Thiên - Địa - Nhân .

TÂM VÀ CHÍ :
Tâm là thiện , lành , tận thiện , tâm cần sáng ( minh tâm ). Tâm là đức hạnh - cái phẩm chất căn bản của văn .

Tâm thăng trầm khi tốt khi xấu ( khi sáng khi tối ) , nên phải giữ gìn.

Khi tâm phát khởi một ý muốn nung nấu thành hành động -gọi là CHÍ . Chí gắn với sự lập thân và mục đích lí tưởng sống , dù là lí tưởng sống nhàn dật (!) .

Người có tâm chí ưa phát lộ lời văn , có người mắc chứng kiêu bạc , khinh mạn thế nhân , “ mục hạ vô nhân ) .Vậy cần giữ tâm hồn bình đạm , ung dung , lời nói cốt đạt ý. Học vấn uyên bác thì lời nói giản dị và hay .

Thơ là để nói chí “ Thi ngôn chí “ .

Nguyễn Trãi viết trong “ Hạ qui Lam Sơn “ :

“ Nhớ khi xưa Lam Sơn xem sách võ kinh ,

Bấy giờ chí đã ở dân đen rồi “

Chí có 2 phương diện :
- Đại chí : hướng ngoại , xã hội , thế giới
- Tiểu chí : cách sống riêng với tấm lòng bên trong , còn gọi là “ chí bình sinh “ .
Đó là cách phân chia tương đối , thực ra “ Chí “ bao hàm cả xã hội và cái riêng , khó tách biệt thành” đại” và “tiểu” như trên .



“ Văn thơ là sắc đẹp ngoài mọi sắc đẹp , vị ngon ngoài cả vị ngon , không thể dùng mắt , miệng tầm thường mà biết được “ ( Hoàng Đức Lương -đậu hoàng giáp thời Hồng Đức , 1468 ).

Phan Huy Chú , Lê Quí Đôn đều coi Mĩ là tiêu chí cơ bản để đánh giá văn chương .

Mĩ là sự hòa quyện “ tâm pháp “ và “ ngôn pháp “ tạo ra sự huyền diệu lung linh.

Đỗ Phủ viết :

Làm người tính thích câu văn đẹp

Đọc chẳng kinh người , chết chửa nguôi

Khổng Tử dạy “ lời không văn vẻ thì không đi được xa “. Văn vẻ chính là cái Mĩ vậy VĂN

Tổng hợp các tố chất Đạo ,Tâm , Chí - Mĩ trong một ngôn từ nghệ thuật ấy là Văn .

Nói như Lê Quí Đôn trong sách Vân Đài loại ngữ về bản chất của văn học , ta có thể kết luận chung : “ Hòa thuận chứa ở trong , anh hoa phát ra ngoài , đặt đường kinh đường vĩ cho trời đất , đó là đại văn chương “
Về Đầu Trang Go down
https://thptdoluong4.forumvi.com
 

5 - VĂN HỌC: ( Literature )

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DL4VN.ORG :: GIẢI TRÍ :: NGHỆ THUẬT :: 5.Văn chương-
Chuyển đến